Wednesday, December 7, 2016

Các thuốc phát sáng

Được dùng đ chiếu sang một vùng không gian mặt đất rộng lớn. Chúng có chứa các chất oxy hóa NaNO3 hoặc Ba(NO3)2. Trong các loại thuốc của Mỹ và của Anh thì các chất đóng vai trò là chất oxy hóa có thể là các muối peclorat, các chất cháy (chiếm từ 25-65% bột Mg, Al, hỗn hợp hoặc hợp kim của chúng) và các chất kết dính hữu cơ, đóng vai trò làm chất làm chậm sự cháy (keo, nhựa, stearin, oliu, cánh kiến). Đ nâng cao các chỉ số ánh sang của các loại thuốc đã cũ thì người ta thường cho thêm vào đó 1 lượng nhỏ chất gọi là phụ gia cháy, chúng có thể tăng khả năng tỏa sáng lên 15-20%. Thường sử dụng hơn so với các chất khác vào mục đích này là các muối natri và bari của axit HF không hút ẩm và tan kém trong nước, ví dụ như NaF, criolit, BaF2,... Các thuốc phát sang cũng chứa các chất phụ gia công nghệ (ví dụ như dầu, giúp chuyển hóa các bụi bột kim loại phân tán khi sản xuất), các chất xúc tác đóng rắn các chất kết dính, chất phụ gia bảo vệ các bột kim loại khỏi bị gỉ và đồng thời làm chậm quá trình cháy (axit stearic, stearin),...


Khi cháy các thuốc phát sang tạo ra các ngọn lửa rất sang màu trắng hoặc vàng-trắng. Vì thế có thể chú ý rằng tổng cường đ sang riêng của hỗn hợp có chứa bột Mg giảm đi do cho vào đó chất hữu cơ so với hỗn hợp chứa nhũ nhôm hoặc bột nhôm.
Điều này được giải thích bằng sự tăng đột ngột của lượng sản phẩm cháy không hoàn toàn của các chất cháy kim loại, kết quả là ta sẽ quan sát được tia lửa phụt ra và sự cháy không hoàn toàn của kim loại trong hỗn hợp chứa nhôm.

Trong vai trò làm chất kết dính trong hỗn hợp chứa nhôm thường người ta sử dụng lưu huỳnh với hàm lượng nhỏ hơn 10%, lượng lớn chất này sẽ làm giảm các chỉ số ánh sang. Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào, hỗn hợp thuốc chứa lưu huỳnh ngày nay không còn sử dụng nữa. Tính ra, khi cho thêm chất kết dính hữu cơ với hàm lượng lớn hơn 5-6% trong đa số các trường hợp đều không nên. Nhiệt cháy của các thuốc phát sang từ 6.3 – 8.4 MJ/kg. Nhiệt đ cháy 2500 - 3000°С. Trước khi trộn các thành phần cần phải nghiền, sấy, sàng cẩn thận. Hỗn hợp đã trộn xong được nén vào các vỏ cactong hoặc kim loại, thu được các thỏi hình trụ có đường kính 20 – 500 mm. Chi tiết phát sáng là một cái vỏ có chứa thuốc phát sáng cơ bản và nén vào đó thuốc mồi cháy. Xu hướng dễ nhận thấy nhất là tạo ra vỏ của đuốc phat sáng bằng phương pháp đúc rót có sử dụng các loại keo tổng hợp đ nhớt thấp. Tốc đ cháy chủa thuốc phát sáng được nén là 0.5 – 2 mm/s đối với các chi tiết lớn và tới 10 mm/s đối với các đuốc phát sáng bắn từ súng. Tốc đ cháy cũng phụ thuộc vào mức đ nén các liều và áp suất môi trường xung quanh. Thuốc phát sáng được sử dụng trong các loại tên lửa, bom, đạn, đầu đạn phát sáng,... Sử dụng NaNO3 làm chất oxy hóa coi như có hiệu quả hơn về khả năng phát sáng so với Ba(NO3)2, tuy nhiên NaNO3 hút ẩm mạnh hơn và cho ngọn lửa màu vàng.

No comments:

Post a Comment