Friday, November 9, 2018

Bài tập kim loại phản ứng với axit

Bài 14: Cho 37,2 gam hỗn hợp X gồm Zn, Fe trong 2 lít dung dịch H2SO4 0,5M.
a) Chứng minh rằng hỗn hợp X tan hết.
b) Nếu hòa tan hỗn hợp X có khối lượng gấp đôi ở trên vào lượng dung dịch axit như trên thì hỗn hợp này có tan hết hay không.

Wednesday, October 24, 2018

Bài tập kim loại phản ứng với dung dịch HNO3


Bài 12: Hòa tan 8,32 gam Cu vào 3 lít dung dịch HNO3 thu được dung dịch A và 4,928 lít hỗn hợp khí B gồm NO, NO2 (đktc).
Cho 16,2 gam bột Al phản ứng hết với dung dịch A, thu được dung dịch C và hỗn hợp khí D gồm NO, N2.
a) Tính khối lượng riêng của hỗn hợp khí B (đktc).
b) Tính %V mỗi khí trong hỗn hợp D (biết d (D/H2) = 14,4).
c) Để trung hòa dung dịch C phải dùng 100 ml dung dịch Ba(OH)2 1,3M. Tính CM dung dịch HNO3 ban đầu.

Friday, October 12, 2018

Bài tập xác định kim loại


Bài 11: Hòa tan 12,8 gam một kim loại M hóa trị 2 (đứng sau) H trong dãy điện hóa vào 27,78 ml dung dịch H2SO4 98% (d = 1,8 g/ml) đun nóng thu được dung dịch A và một khí B duy nhất. Trung hòa dung dịch A bằng dung dịch NaOH 0,5M vừa đủ, sau đó cô cạn, thu được 82,2 gam chất rắn C gồm 2 muối Na2SO4.10H2O và MSO4.nH2O. Sau khi làm khan 2 muối trên nhận được chất rắn E có khối lượng bằng 56,2% khối lượng của C.
a) Xác định kim loại M và công thức muối MSO4.nH2O
b) Tính thể tích dung dịch NaOH 0,5M đã dùng.
c) Cho toàn bộ khí B lội qua 1 lít dung dịch KMnO4 0,2M tạo môi trường H2SO4. Hãy chứng tỏ dung dịch KmnO4 không mất màu hoàn toàn.

Monday, October 8, 2018

Bài tập kim loại tác dụng với dung dịch HNO3


Bài 10: Hòa tan 16,2 gam bột kim loại M hóa trị III vào 5 lít dung dịch HNO3 0,5M (d = 1,25 g/ml). Sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,8 lít khí hỗn hợp NO, N2 (đo ở 0ºC và 2 atm). Trộn hỗn hợp khí trên với lượng oxi vừa đủ thì thể tích hỗn hợp khí thu được chỉ bằng 5/6 tổng thể tích hỗn hợp khí trước phản ứng.
a) Xác định tên kim loại
b) Tính C% dung dịch HNO3 sau phản ứng

Sunday, October 7, 2018

Bài tập xác định thành phần hỗn hợp kim loại

Bài 9: Chia hỗn hợp hai kim loại A, B có hóa trị n và m thành ba phần bằng nhau:
·  Hòa tan hết phần 1 trong axit HCl dư thu được 1,792 lít H2 (đktc).
· Phần 2 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,344 lít khí (đktc) và còn lại chất rắn không tan có khối lượng bằng 4/13 khối lượng mỗi phần.
·  Nung phần 3 trong oxi (dư) thu được 2,84 gam hỗn hợp oxit A2On và B2Om
Tính tổng khối lượng mỗi phần và xác định tên 2 kim loại A, B.

Saturday, October 6, 2018

Bài tập xác định thành phần kim loại trong hỗn hợp

Bài 8: Cho hỗn hợp A gồm 3 kim loại Na, Al, Fe. Hòa tan 2,16 gam hỗn hợp A vào nước dư thu được 0,448 lít khí (đktc) và còn lại một lượng chất rắn B. Cho B tác dụng hết với 60 ml dung dịch CuSO4 1M thu được 3,2 gam Cu kim loại và dung dịch C. Cho dung dịch C tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NH3 thu được kết tủa lớn nhất. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn E.
a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.
b) Tính khối lượng chất rắn E.

Friday, October 5, 2018

Bài tập xác định thành phần hỗn hợp


Bài 7: Hòa tan hoàn toàn 10,5 gam hỗn hợp X gồm K và Al vào nước thu được dung dịch A.
a) Thêm từ từ cho đến hết 100 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch A thì trong dung dịch A bắt đầu xuất hiện kết tủa. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
b) Một hỗn hợp Y cũng gồm K và Al. Trộn 10,5 gam hỗn hợp X với 9,3 gam hỗn hợp Y thu được hỗn hợp Z. Hỗn hợp Z tan hết trong nước cho dung dịch B. Thêm một giọt dung dịch HCl vào dung dịch B thì có kết tủa xuất hiện lập tức. Tính % khối lượng K và Al trong hỗn hợp Y.